Theo y học cổ truyền, cây hoa súng có tác dụng chống co thắt, giảm ho, an thần, bổ thận… Thường được dùng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị mộng tinh, di tinh, mất ngủ, an thần,…
Hoa súng bổ thận, chữa mất ngủ

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (củ) và hoa. Khi dùng làm thuốc, nhổ cây lấy rễ củ, rửa thật sạch, loại bỏ vỏ ngoài, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.

hoa-sung-bo-than-chua-mat-ngu1

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (củ) và hoa súng.

Một số đơn thuốc có sử dụng cây hoa súng:

Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh:

Củ súng nấu chín, bóc vỏ 400g; củ mài nấu chín, bóc vỏ 800g. Hai vị thái lát, phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 10 gram nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói. Bài thuốc có tác dụng bồi bổ, ích chí, mạnh tinh.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn ở người cao tuổi và trẻ em:

Củ súng và hạt cải củ, hai thứ lượng bằng nhau, đem đồ chín, phơi khô, tẩm nước cốt gừng, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong thành viên hoàn bằng hạt ngô, ngày uống 50 viên với nước sôi. Bài thuốc có tác dụng bổ dưỡng, giảm ho, cắt cơn hen.

Chữa ho, rát cổ do viêm họng:

Củ súng phơi khô, sau nấu lấy 2 lần nước để cô thành cao lỏng, cho đường làm thành si-rô mà uống, ngày uống 2 - 3 lần, uống 3 - 5 ngày liền.

Chữa mất ngủ, an thần:

Hoa súng 15 - 30g. Sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống 1 lần trong ngày, uống 7 - 10 ngày liền. Hoặc phối hợp với các vị khác: Hoa súng 15g, tâm sen 10g, hoa nhài 10g. Tất cả các vị đều sấy khô tán nhỏ để hãm với nước sôi và lấy nước uống 2 lần trong ngày. Dùng trong 1 tuần.

Chữa đái dắt, viêm bàng quang:

Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Bồi bổ khí lực, tăng sức khỏe:

Củ súng, củ mài (hoài sơn), hạt sen, vừng đen, đậu đen, mỗi thứ tuỳ vị từ 100 gram - 200g, gạo ½ (một phần hai) bát. Cách Cách chế biến: Củ súng rửa thật sạch, thái lát; củ mài rửa thật sạch, gọt bỏ vỏ, ngâm nước 2 giờ, đồ lên, thái lát; hạt sen bóc vỏ và bỏ tâm sen; vừng đen sao thơm; đậu đen rửa thật sạch. Tất cả các vị trên sau khi chế biến cho vào nồi cùng với gạo nấu cháo. Khi ăn có thể thêm ít đường cho dễ ăn. Ăn cháo lúc còn nóng, khi đang đói thay cơm. Mỗi tháng ăn từ 2 đến 4 lần.

Thanh nhiệt, giải cảm nắng:

Dùng củ súng nấu chè ăn thường xuyên trong mùa hè.

Lưu ý: Người đại tiện táo, tiểu tiện bí không nên dùng.

Xem thêm >>> 3 cách ngâm quất để giải khát, chữa ho cực hay


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Khéo tay

sa kê soup sa kê gỏi diếp cá Cách nau xoi Ä Ã³i nuoc hoa qua ốc hút bẠc hã Đậu đũa Bánh chiên Ô Bánh chay List Cha tom tra lipton trung ngon sóc trứng rán sushi banh my ca phao muoi salad khoai tây tuong ot sườn rim mặn bánh phô mai hình trái tim Phân biệt đá từ nước đun sôi hay KHO kho muc BANH CHUOI bo nuong sa nông muc chien don Bí quyết làm món gà rán giòn ngon Chè khoai lang Món ăn ngày tết chè vị sầu riêng xao nam đồ trang trí thức uống ngÃ Æ ca hoi gà cánh gà nướng xốt hoisin cách luộc thịt tôm tươi cuộn khoai cha ga cach lam dau hu nhoi nhan bò ngâm mắm ngao nuong bo toi mùa nóng Cháo ngon Mon bo kho Khia chi xot vang thit bo href="/index.php?q=tom cang sot trung muoi">tom cang sot trung muoi banh cuon Bánh mận trồng cây chất phụ gia canh bí đậu phộng Lạ miệng với cháo ếch Singapore trang trí món ăn bò khô che thai canh cá ngạnh am thực đơn cơm tối bánh cốm dẻo da me xào mướp thit lon ép dứa NUOC MAM GUNG Làm heo quay tại nhà nấu xôi khoai lang tím bắp bò thịt bò hầm rau củ món ngon đâm トO Trニーa bánh cuôn xi Cún Khang Đậu phụ nhồi sốt chua cookie chocolate Hướng dẫn làm bánh vu lan nuoc ngoai dau ha lan salad đậu hà lan Xuýt kinh mẠVị cach lam sa ke ran vung nấm rơm kho cay đậy kín Cá hồi Bánh canh ghẹ món ăn vặt ngon món cuốn ngon mùa hè Núm khế cat Cách trang trí mâm ngũ quả ngày rằm la cach lam thach rau cau mướp đắng sot dua nem rán phù trúc thực đơn cơm chay kem đỗ xanh đậu phộng cach luoc ga Cà ran cach lam banh ngon B脙茠脝o vó mon ngon moi ngay máºt nộm gà chó